Trồng mai kiểng là một thú chơi của rất nhiều người. Đặc biệt, hoa mai còn là loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp Tết của người dân miền Nam Trung Bộ, biểu hiện của sự sung túc, may mắn dành cho gia chủ. Thông tin dưới đây giới thiệu khá chi tiết về cách trồng, cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu để có được một chậu mai kiểng đẹp, bạn có thể học hỏi.
Những lưu ý quan trọng khi trồng mai vào chậu
Chọn giống cây
Chọn giống mai cũng là một khâu khá quan trọng đối với người trồng, nên chọn giống mai phù hợp với thời tiết và nhu cầu của người trồng. Có hai kiểu nhân giống mai chính là: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính.
Giống mai trồng bằng hạt hoặc chiết, ghép đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy nên cân nhắc kĩ trước khi chọn giống.
Chọn thời điểm trồng mai
Đối với cây mai thời điểm thích hợp để trồng chính là vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, nhất là từ tháng 10 âm lịch đến tháng 2 âm lịch .
Vì trong mùa khô cây mai rơi vào giai đoạn rụng lá ngủ nghỉ hay còn gọi là mùa ngừng sinh trưởng, mùa ngừng sinh trưởng là mùa mà cây không ra tược non.
Tuy nhiên, vào các tháng khác trong năm bạn vẫn có thể bứng mai vàng được nhưng chế độ chăm sóc phải đặc biệt hơn, chu đáo hơn vì tỉ lệ sinh trưởng và phát triển của cây sẽ rất thấp.
Xem thêm cách trồng mai vàng sau tết , quy trình, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia
Nên chọn loại đất nào để trồng mai
Cây mai không quá kén đất trồng. Các loại đất thịt, đất cát pha, đất đỏ bazan, đất sét pha và đất phù sa đều trồng có thể trồng mai được.
Nhưng nếu muốn cây phát triển tốt nhất nên chọn loại đất có thể thoát nước được, bởi hoa mai không chịu được ngập úng.
Địa điểm trồng mai như thế nào mới phù hợp
Cây mai rất chịu nắng, kể cả ánh nắng trực xạ. Vì vậy, vườn trồng mai nếu khoảng khoát, trống trải cây mai sẽ sinh trưởng tốt hơn.
Mai chịu nắng rất tốt vì thế cần có không gian rộng, thoáng, đón nắng 4 phía để mai sinh trưởng và phát triển thuận lợi
Tuy nhiên, những cây mai vừa trồng sang chậu dù là mai lớn, nhưng trong nửa tháng đầu nên dời chậu vào chỗ có bóng râm mát mẻ thì chúng mới mau lại sức sau đó cho chúng tiếp xúc với nắng từ từ.
Chuẩn bị cho cây mai trước khi trồng vào chậu
Vị trí đặt cây
Cây mai sau khi bứng nên đặt trong khu vực râm mát. Bạn không nên vội tưới nước cho cây mà chỉ nên xịt nước qua phần thân và lá để cây giảm nhiệt độ, vệ sinh thân cây.
Bước 1: Che kín bầu đất trước khi vệ sinh, đảm nước nước không nhiễm vào.
Bước 2: Xịt nước sạch ướt đều thân cây
Bước 3: Lấy bàn chải chà rửa sạch sẽ thân cây. Giúp cây sạch đẹp và loại bỏ nấm bệnh để tạo điều kiện cây mai quang hợp với ánh sáng nhiều hơn và thúc đẩy phát triển thành chồi.
Xem thêm chăm sóc phôi mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Vệ sinh rễ và vết cắt
Sau khi vệ sinh thân cây sạch sẽ, tiếp tục vệ sinh bộ rễ.
Bước 1: Hạ thấp lớp đất cho tới nửa rễ, lộ phần lưng trên lên mặt đất, nửa phần rễ còn lại nằm trong đất, theo tỉ lệ ⅓.
Bước 2: Tiếp tục, xịt nước cho ướt đều rồi dùng bàn chải đánh răng chà rửa phần lưng của rễ.
Bước 3: Khi phần thân trên khô dùng đục bén đã sát trùng đục sửa lại vết cắt cho đẹp, tự nhiên.
Bước 4: Dùng thuốc kích thích tái tạo tế bào da và chất chống thấm bôi lên mặt cắt, rồi dùng giấy bạc dán kín lại để vừa che mát vừa chống thấm nước vừa giúp mặt cắt mau lợi da.
Trồng mai vào chậu
Mở dây và bao bó bầu, dùng đục bén đục gọn vết cắt nơi đầu rễ nhằm giúp đầu rễ dễ ra rễ cấm hơn. Sau khi cắt để trong khoảng từ 5 – 10 giờ đến khi đầu rễ thật khô thì lấy mụn dừa phủ kín bầu đất đến cổ rễ của cây và giữ ẩm cho bầu đất.
Sau bước này, để trồng mai vào chậu bạn phải đợi ít nhất từ khoảng 7 – 15 ngày. Còn đối với những cây mai được bứng vào mùa mưa thì phải để từ 15 – 30 ngày. Giai đoạn này chỉ nên xịt nước mát cho thân cây nhưng không được thấm nước vào rễ.
Khi đủ thời gian, tiến hành trồng mai vào chậu. Đầu tiên, lót một lớp viên đất nung phía dưới đáy chậu để tránh ngập úng rễ mai và tăng khả năng thoáng khí. Sau đó, cho vào phân nửa chậu là đất trồng mai, rồi đặt mai vào giữa chậu tiếp tục lấp đất trồng mai lên cho đầy chậu.
Cuối cùng nén nhẹ đất để cây có thể đứng vững, rồi mang chậu cây mai đặt nơi thoáng mai, khi cây thật sự có sức sống trở lại thì đưa từ từ ra nắng để cây thích nghi.
Tìm hiểu thêm quy trình chăm sóc mai vàng sau tết đơn giản nhưng không phải ai cũng biết
Chăm sóc mai khi mới bứng vào chậu
Mai khi bứng vào chậu sẽ rất yếu vì thế phải cần chăm sóc thật kỹ càng mới có thể đảm bảo được sự sinh trưởng và phát triển tốt cho cây. Bạn cần phải lưu ý các vấn đề chăm sóc mai khi mới bứng vào chậu, như sau:
Cung cấp chất dinh dưỡng
Dùng 2g thuốc kích rễ + 2ml Vitamin B1 pha với 1 lít nước sạch rồi phun đều và tưới vào gốc cây, vừa tưới vừa nén nhẹ để gốc không lung lay. Định kỳ 7 ngày tưới kích rễ 1 lần.
Tưới nước
Cách khoảng từ 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần. Đối với mai mới trồng nên dùng nước sạch để tưới như nước mưa, nước ao, hồ trong sạch… Riêng khi sử dụng nước máy, nên dùng nước đã được xả ra trước ít nhất 3 ngày, để chất Clo bay hơi hết.
Không gian đặt chậu mai
Nên đặt chậu mai ở khu vực thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để ngăn chặn tác động làm cây mất nước, khô đầu các cành mới cắt và đặc biệt là nóng bộ rễ dẫn đến khô héo không ra rễ con.
Lưu ý:
Hạn chế tối đa trường hợp cây bị ngã khi gặp gió to hoặc thời tiết xấu, nên đóng trụ giữ cây cố định giúp rễ cây phát triển ổn định.
Tuyệt đối không nên dùng phân bón cho cây trong một tháng đầu khi vừa trồng vào chậu. Vì phân bón có thể làm xót rễ và hư rễ.
Vừa rồi là những chia sẻ về cách chọn, cách trồng và cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu khá chi tiết. Hy vọng sau bài viết này, bạn có thể áp dụng thành công cho quá trình trồng mai góp phần tăng thêm màu sắc cho sân vườn của nhà mình, cũng như có thêm kiến thức về các loại hoa nhé!